Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Kết cấu nhà gỗ cổ truyền gồm những gì?

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 12/07/2024 13 phút đọc

Nhà gỗ cổ truyền là một kiến trúc độc đáo, thể hiện nét văn hoá của người Việt Nam. Khi tìm hiểu về mẫu nhà này, chắc hẳn không ít người thắc mắc kết cấu nhà gỗ cổ truyền gồm những gì? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất.

Các kết cấu nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền xuất hiện từ thời vua chúa, cho đến nay nó vẫn được gìn giữ và cải tiến sao cho phù hợp với cuộc sống ngày nay. Xét về kết cấu nhà gỗ cổ truyền sẽ được chia thành 5 bộ phận chính: Cột, xà, kẻ, con rường và mái. Cụ thể như sau:

1. Cột nhà gỗ

Cột nhà gỗ là thành phần chính và không thể thiếu đối với bất kỳ mẫu nhà gỗ nào. Nó đóng vai trò làm trụ đỡ cho công trình chắc chắn và không bị dập. Một căn nhà gỗ cổ truyền sẽ có 3 loại cột chính đó là:

  • Cột cái: Đây là những cây cột trụ chính của căn nhà, số lượng cột sẽ phụ thuộc vào quy mô của ngôi nhà. Thông thường một ngôi nhà sẽ có từ 1 hoặc 2 hàng cột cái.
  • Cột quân: Đây là những cây cột có kích thước bé hơn và sẽ được liên kết với nhau bằng một cây xà ngang. 
  • Cột hiên: Loại cột này thường được đặt ở phần mái hiên, nó có chiều cao thấp hơn cột con một chút.
Cột nhà gỗ
Cột nhà gỗ
Cột nhà gỗ

2. Xà nhà gỗ

Xà là bộ phận tương đối quan trọng trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền. Nó có nhiệm vụ liên kết các cây cột lại với nhau. Một ngôi nhà cần có nhiều loại xà khác nhau, cụ thể như sau:

  • Xà thượng: Nằm ở vị trí gần đỉnh của cột cái, đóng vai trò liên kết các cột cái lại với nhau.
  • Xà hạ: Nằm ở dưới xà thượng cũng có tác dụng để liên kết các cột cái lại với nhau.
  • Xà cái: Nằm ở vị trí dưới xà thượng có nhiệm vụ nối các cột cái lại với nhau. 
  • Xà trung: Loại xà này nằm ở giữa xà thượng và xà hạ, sử dụng khi không có hai loại xà này.
  • Xà nách: Được sử dụng để liên kết một cột cái với quân cột lại với nhau.
  • Xà tử thượng: Nằm ở vị trí phía trên của cột quân, có nhiệm vụ liên kết các cột này lại với nhau.
  • Xà tử hạ: Nằm ở vị trí dưới xà tử thượng, đem đến tác dụng liên kết các cột quân.
  • Xà hiên: Loại xà này nằm ở vị trí trên đầu các cột hiên để liên kết những thành công này lại với nhau.
  • Xà ngưỡng: Vị trí nằm ở dưới các cây cột quân, cửa to có tác dụng để đỡ khuôn cửa.
Xà nhà gỗ
Xà nhà gỗ
Xà nhà gỗ

3. Kẻ và bẩy nhà gỗ

Kẻ và bảy nằm trong khung liên kết vào cột quân, nó có 03 loại chính bao gồm:

  • Kẻ hiên: Vị trí ở trên đầu cột hiên, có nhiệm vụ liên kết từ cột quân đến cột hiên và đỡ một phần mái nhà đưa ra bên ngoài.
  • Bẩy: Đây là phần dầm để đỡ mái phía sau đưa ra ngoài hoặc đỡ hai bên nhà và không có cột đỡ một đầu.
  • Kẻ ngồi: Loại này nằm ở phía trên quá giang, được dùng để liên kết các cột cái và cột quân trong khung.
Kẻ và bẩy nhà gỗ

4. Con rường nhà gỗ

Trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền không thể thiếu con rường, đây là đoạn dùng để đỡ hoành mái nhà, có dạng dầm gỗ hộp. Khi càng lên cao, chiều dài của con rường càng ngắn dần so với độ vát của mái nhà. Thông thường có 2 loại rường:

  • Con lợn: Là các con rường trên cùng, bên dưới là ván lá để điêu khắc các hoạ tiết trong trí.
  • Rường cụt: Vị trí ở giữa cột quân và cột cái, chồng lên xà nách.
Con rường nhà gỗ
Con rường
Con rường nhà gỗ
Con rường nhà gỗ

5. Mái nhà gỗ

Thông thường mái nhà gỗ được sử dụng là mái ngôi với các bộ phận sau đây:

  • Hoành: Hay còn được gọi là cây dầm lớn đỡ mái, nó nằm ngang theo chiều dài của ngôi nhà và vuông góc với phần khung.
  • Đui (hay còn gọi là rui): Dầm phụ trực giao với hoành, gối lên hoành và được đặt dọc theo chiều dài của dốc mái. 
  • Mè: Đây là các thanh gỗ mỏng được đặt nằm đè lên phần rui và song song với thanh hoàn. Đóng vai trò liên kết rui lại với nhau.
  • Gạch màn: Được đặt trực tiếp lên phần mẹ, làm bằng đất nung có dạng lá nem đơn, giúp đỡ ngói và chống nóng hiệu quả. 
  • Ngói mũi hài: Sử dụng lợp trực tiếp trên gạch màn hoặc có lớp đất sét kẹp giữa. Thông thường lớp ngói sẽ được làm bằng đất nung có tác dụng chống dột, chống thấm hiệu quả.
Mái nhà gỗ
Mái nhà gỗ

>>> Xem thêm:

Tìm hiểu ý nghĩa của thượng lương và câu đầu trong nhà gỗ cổ truyền

Xà ngang là gì? Những điều tối kỵ khi thiết kế xà ngang

Cột đồng trụ có ý nghĩa như thế nào trong nhà gỗ kẻ truyền?

Những câu hỏi thường gặp

1. Làm thế nào để phân biệt các loại gỗ sử dụng trong nhà gỗ?

Để phân biệt các loại gỗ, bạn có thể chú ý đến:

  1. Màu sắc và vân gỗ
  2. Độ cứng và trọng lượng
  3. Mùi đặc trưng của từng loại gỗ

2. Ưu điểm của kết cấu nhà gỗ cổ truyền so với nhà xây hiện đại?

Một số ưu điểm khác bao gồm:

  1. Khả năng chống động đất tốt
  2. Thân thiện với môi trường
  3. Tuổi thọ cao nếu được bảo quản tốt

3. Quy trình thi công nhà gỗ cổ truyền diễn ra như thế nào?

Quy trình thi công nhà gỗ cổ truyền thường bao gồm các bước:

  1. Chuẩn bị vật liệu
  2. Làm móng và chân tảng
  3. Dựng khung nhà
  4. Lắp đặt mái
  5. Hoàn thiện các chi tiết

Nhà Gỗ Hoàng Phúc - Đơn vị thiết kế thi công nhà gỗ cổ truyền 

Nhà Gỗ Hoàng Phúc chuyên nhận thi công các mẫu nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, chòi gỗ… số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nghệ nhân lành nghề, kinh nghiệm và trách nhiệm, luôn đem đến những hoạ tiết độc đáo và tỉ mỉ nhất trên thị trường.

Xưởng sản xuất của chúng tôi rộng rãi với hơn 100 nhân viên làm việc ngày đem. Cho đón nay, Nhà Gỗ Hoàng Phúc đã thi công thành công hàng nghìn các mẫu nhà gỗ trên toàn quốc. 93% khách hàng phản hồi 5 sao cho chất lượng công trình cũng như thái độ phục vụ của Hoàng Phúc đem lại.

Quý khách có nhu cầu xây dựng nhà gỗ hay muốn tìm hiểu kỹ hơn về kết cấu nhà gỗ cổ truyền thì hãy liên hệ ngay HOTLINE 0963.118.111 - 0918.65.1989 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Mẫu nhà gỗ kết hợp nhà xây - Xu hướng mới của tương lai

Mẫu nhà gỗ kết hợp nhà xây - Xu hướng mới của tương lai

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline