Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Bật mí kinh nghiệm cho người mới tìm hiểu về nhà gỗ cổ truyền

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 01/06/2024 11 phút đọc

Nhà gỗ cổ truyền là nét đặc trưng của văn hoá người Việt Nam và là niềm ao ước của nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền ngoài việc chuẩn bị tiền bạc, bản thiết kế, gia chủ cũng cần phải hiểu rõ về các loại gỗ, cấu kiện và hoa văn trên nhà gỗ cổ truyền để đảm bảo công trình được hoàn thiện một cách tốt nhất. 

Tìm hiểu nhà gỗ cổ truyền là gì?

Nhà gỗ cổ truyền là mẫu nhà xuất hiện đầu tiên ở khu vực Bắc Bộ sau đó lan rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Mẫu nhà này được làm từ gỗ, mái ngói rêu phong, hệ thống sân vườn rộng rãi, đem đến các giác thư thái và thoải mái khi sống trong căn nhà này. Các loại gỗ được sử dụng bao gồm gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan, gỗ gõ đỏ… Gỗ càng quý thì giá càng cao. 

Hiện nay, nhà gỗ cổ truyền được xây dựng với nhiều kiến trúc đa dạng như: Nhà gỗ 3 gian 2 chái, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 5 gian 2 chái, nhà gỗ trên tầng 2… Số gian sẽ phụ thuộc vào diện tích và nhu cầu sử dụng của từng gia đình.

Nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Nhà gỗ cổ truyền có mấy loại?

Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa vùng miền và nhiều truyền thống văn hoá khác nhau. Tuỳ vào từng vị trí địa lý mà nhà gỗ cổ truyền cũng được xây dựng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Khu vực Bắc Bộ

Miền Bắc là cha đẻ của nhà gỗ cổ truyền, nó là niềm tự hào lớn của người dân ở nơi đây. Thông thường, những căn nhà gỗ sẽ được xây dựng thành 3 gian, 5 gian, 7 gian hoặc thêm 2 chái và được đục chạm hoa văn vô cùng đặc sắc. Những mẫu nhà gỗ ở Bắc Bộ đề cao tính truyền thống, giá trị văn hoá và đáp ứng được nhu cầu thờ cúng và ngủ nghỉ.

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

2. Khu vực miền Trung Bộ

Trải dài trên mảnh đất hình chữ S, nhà gỗ của miền trung Bắc Bộ mang đậm dấu ấn của những con người nơi đây. Nó được xây dựng lần đầu tiên tại Huế và có kết cấu tương đồng với mẫu nhà gỗ Bắc Bộ. Tuy nhiên, hoạ tiết chạm khắc và số lượng cột gỗ sẽ nhiều hơn. Đặc biệt là phần mái sẽ được thiết kế có độ dốc hơn để tránh mưa bão.

Kiến trúc nhà gỗ miền Trung Bộ
Kiến trúc nhà gỗ miền Trung Bộ

3. Khu vực miền Nam Bộ

Nhà gỗ cổ truyền tại miền Nam được gọi là nhà gỗ Nam Bộ, nó cũng được thiết kế tương đồng với nhà gỗ Bắc Bộ nhưng phần nội thất, cách bố trí sẽ khác nhau để phù hợp với văn hoá cũng như nhu cầu sử dụng và sinh sống.

Nhà gỗ nam Bộ
Nhà gỗ nam Bộ

Tổng hợp các loại gỗ làm nhà tại Việt Nam

Hiện nay, nhà gỗ cổ truyền có mức giá đắt đỏ không phải gia đình nào cũng xây dựng được. Gỗ càng quý hiếm thì mức giá càng cao, nhưng gỗ rẻ tiền thì độ bền lại thấp. Chính vì vậy mà các chủ thầu luôn tư vấn cho gia chủ nên kết hợp nhiều loại gỗ lại để xây dựng 1 căn nhà gỗ hoàn chỉnh mà vẫn đảm bảo được mức chi phí hợp lý và độ bền cao. 

Một số loại gỗ được dùng làm nhà có thể kể đến như gỗ Lim Nam Phi, gỗ Lim Lào, gỗ Lim Việt Nam, gỗ xoan, gỗ mít, gỗ đỏ. Trong đó, gỗ lim là sự lựa chọn hoàn hảo, chuyên dùng để làm cột nhà gỗ cổ truyền. Tất cả các loại gỗ phải đảm bảo ít bị mối mọt, nấm mốc, chống thấm và được xử lý trước khi đưa vào thi công.

Gỗ Lim Nam Phi
Gỗ Lim Nam Phi
Nhà gỗ Mít
Nhà gỗ Mít

Công năng sử dụng của nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền được xây dựng với mục đích sử dụng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nhà thờ họ - từ đường: Đây là không gian linh thiêng để những người còn sống thờ tự ông bà tổ tiên, những người có công của một dòng họ hay của một đại gia đình lớn.
  • Đình chùa thờ tự: Mẫu nhà gỗ cổ truyền xuất hiện ở các ngôi chùa và mái đình, đây là không gian sinh hoạt chung của một thôn, một xã hoặc một tỉnh thành. Người dân sẽ đến thờ cúng và cầu nguyện trong những dịp lễ tế.
  • Nhà ở tư gia: Ngày nay nhà gỗ cổ truyền được xây dựng chủ yếu để thờ kết hợp để ở. Không gian này gọi là view triệu đô, giúp cuộc sống trở nên thư giãn, bớt căng thẳng hơn. Đồng thời đáp ứng được cả nhu cầu thờ cúng và ở của cả gia đình.
Nhà thờ họ 3 gian cột hiên bằng đá
Nhà thờ họ 3 gian cột hiên bằng đá

Những lưu ý khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền

Để việc xây dựng nhà gỗ cổ truyền được thuận lợi, khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mục đích sử dụng: Xác định rõ mục đích sử dụng của ngôi nhà để thờ, để ỏ hay chỉ đơn thuận là xây dựng vì nghệ thuật.
  • La chọn loại gỗ: Loại gỗ mà bạn lựa chọn để xây dựng làm nhà gỗ cổ truyền phải đảm bảo chất lượng, độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt. Có như vậy ngôi nhà gỗ mới có tuổi thọ lâu dài và bền bỉ.
  • Đơn vị thi công: Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công nhà gỗ chuyên nghiệp, uy tín, đúng tiến độ và đã thực hiện các công trình tương tự.

Nhà Gỗ Hoàng Phúc - Lựa chọn uy tín, chất lượng hiện nay

Nhà Gỗ Hoàng Phúc là địa chỉ hàng đầu chuyên nhận thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền trên toàn quốc Việt Nam. Chúng tôi đã hoàn thành hàng trăm công trình nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 7 gian, nhà gỗ 3 gian 2 chái, nhà thờ họ, đình chùa, lầu gỗ… Với nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau.

Nhà Gỗ Hoàng Phúc luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, tư vấn và báo giá tốt nhất cho khách hàng. Hiện tại, chúng tôi  vẫn tiếp tục nhận thi công nhà gỗ trên toàn quốc, quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay HOTLINE 0963.118.111 - 0918.65.1989.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhà gỗ cổ truyền. Mọi thắc mắc và câu hỏi cần giải đáp hãy để lại dưới comment nhé. Hoàng Phúc luôn sẵn lòng giải đáp online và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Kiến trúc nhà gỗ Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?

Kiến trúc nhà gỗ Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline