Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Tổng hợp 5 lưu ý khi làm nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 01/06/2024 11 phút đọc

Xây nhà là một công việc trọng đại, quyết định đến 99% hạnh phúc của một gia đình, một dòng họ. Có những người dành cả cuộc đời để xây 1 căn nhà, chính vì thế mà việc làm nhà cực kỳ quan trọng và cần được tính kỹ lưỡng. Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà gỗ thì xem ngay 5 lưu ý khi làm nhà gỗ trong bài viết dưới đây.

Top 5 lưu ý khi làm nhà gỗ cổ truyền

Xây dựng nhà gỗ cổ truyền cần phải làm theo một quy trình nhật định từ khâu tư vấn, chốt đơn cho đến khâu thiết kế, thi công và lắp đặt. Ngoài ra, chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Lựa chọn mẫu nhà phù hợp

Nhà gỗ cổ truyền xuất hiện từ bao đời nay, mang nét truyền thống của người dân Việt Nam. Các mẫu nhà được lựa chọn bao gồm nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 3 gian 2 chái, nhà gỗ trên tầng 2, nhà thờ họ, đình, chùa… Tùy vào nhu cầu sử dụng, mức tài chính sẵn có mà mỗi gia đình lựa chọn cho mình một mẫu nhà phù hợp.

Mẫu nhà gỗ 3 gian
Mẫu nhà gỗ 3 gian
Mẫu nhà gỗ 5 gian
Mẫu nhà gỗ 5 gian

2. Lựa chọn loại gỗ làm nhà

Gỗ được chọn làm nhà gỗ cổ truyền phải là loại gỗ chất lượng, quý hiếm, đảm bảo được độ bền, đẹp, chắc chắn và không bị mối mọt. Gỗ được cắt xẻ chuyên nghiệp, đúng tỷ lệ đảm bảo hợp lý để đưa vào sử dụng. Một số loại gỗ được dùng bao gồm: Gỗ lim, gỗ táu, gỗ hương, gỗ mít, gỗ gụ, gỗ căm xe, gỗ xoan…

chọn loại gỗ làm nhà
Chọn loại gỗ làm nhà

3. Nghi thức làm nhà gỗ

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền cần phải trải qua các nghi lễ phạt mộc, lễ động thổ, lễ lợp mái, lễ nhập trạch và lễ về nhà mới. Đây là những nghi thức quan trọng, mang giá trị tâm linh sâu sắc. Thực hiện đúng theo yêu cầu sẽ giúp gia chủ có được sự bình an, may mắn và hoàn thành thuận lợi căn nhà gỗ của mình.

Lễ bái khi xây dựng nhà gỗ
Lễ bái khi xây dựng nhà gỗ

4. Chi phí làm nhà gỗ

Trong 5 lưu ý khi làm nhà gỗ cổ truyền thì đây là phần quan trọng nhất. Một ngôi nhà gỗ được hoàn thành cần phải chi tiêu tính bằng tiền tỷ nên bạn cần phải cân nhắc trước khi thực hiện công trình này. Các chi phí sẽ bao gồm:

  • Chi phí thiết kế: Được sử dụng để chi trả cho đơn vị thiết kế nhà ở qua các công việc đo đạc, phối cảnh 3D, 2D, bóc tách khối lượng..;
  • Chi phí vật liệu: Xây dựng nhà gỗ cần các vật liệu như gỗ, ngói, xi măng, gạch, đá, cát..
  • Chi phí nhân công, máy móc: Khoản chi trả cho nhân công làm nhà gỗ, chi phí lắp dựng và thuê máy móc phục vụ công trình.
  • Chi phí quản lý: Chi trả cho đơn vị giám sát và quản lý công trình, họ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng và tiến độ của công trình.

5. Đánh giá đơn vị làm nhà gỗ

Khi có ý định xây dựng nhà gỗ cổ truyền thì cần phải lựa chọn những đơn vị có khả năng thi công nhà gỗ cổ truyền. Tiến hành tham quan xưởng sản xuất, máy móc thiết bị, các mẫu mã sản phẩm mà họ đã làm trước đó.

Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của nhân viên trong đơn vị thi công cũng rất quan trọng. Đây là công trình hợp tác lâu dài từ 6 tháng đến 1 năm nên hai bên cần hiểu nhau để làm việc hiệu quả.

Dự án nhà gỗ 2 tầng mái tại Nam Định
Dự án nhà gỗ 2 tầng mái tại Nam Định
Dự án nhà thờ họ gỗ Lim tại Thái Bìnhnh
Dự án nhà thờ họ gỗ Lim tại Thái Bìnhnh

TOP 3 những vấn đề thường gặp khi chọn nhà thầu

Ngoài những lưu ý khi làm nhà gỗ thì việc lựa chọn nhà thầu cũng rất quan trọng. Nhà gỗ cổ truyền đang trở nên thịnh hành tại Việt Nam, chính vì thế mà các đơn vị thiết kế và thi công nhà gỗ mọc lên như nấm tại các làng nghề truyền thống. Khi lựa chọn nhà thầu bạn có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

1. Bản thiết kế nhà gỗ không hợp lý

Bản thiết kế là nơi mà các kỹ sư khắc hoạ lên hình ảnh của ngôi nhà gỗ sắp được thực thi. Nó sẽ bao gồm bố cục, kích thước và cách bố trí căn nhà trên diện tích khu đất sẵn có. Một thiết kế có thể được sửa đi sửa lại nhiều lần sao cho phù hợp với mong muốn của chủ nhà cũng như tính thực thi của công trình.

2. Tổ đội thi công không chuyên nghiệp

Trong 10 nhà thầu xây dựng nhà gỗ thì có 1 - 2 nhà thầu sở hữu đội ngũ tinh nhuệ, bài bản và có thâm niên trong nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Nổi bật nhất là các khu tỉnh thành Nam Định. Nhiều đơn vị thi công không chuyên nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, làm bóng tróc, nứt, gãy và thấm dột.

3. Phát sinh chi phí

Nhiều nhà thầu không nhận trọn gói hoặc làm việc không chuyên nghiệp nên không kiểm soát được chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Nhà gỗ có giá trị tiền tỷ nên khi phát sinh chi phí cũng khá lớn do đó việc lựa chọn nhà thầu vô cùng quan trọng khi làm nhà gỗ cổ truyền.

Nhà Gỗ Hoàng Phúc - Đơn vị làm nhà gỗ uy tín tại Việt Nam

Đến với nhà gỗ Hoàng Phúc quý khách sẽ không cần phải nắm được các lưu ý khi làm nhà gỗ. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề từ A đến Z một cách hiệu quả nhất. Tại Hoàng Phúc, đội ngũ kỹ sư luôn lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của khách hàng từ đó cho ra bản thiết kế nhà gỗ chuẩn chỉnh nhất. 

Xưởng sản xuất nhà gỗ của chúng tôi rộng rãi, tọa lạc taị xã Hải Long, Hải Hậu, Nam Định luôn mở cửa cho khách hàng tham quan. Bên cạnh đó, chúng tôi sở hữu hơn 100 nghệ nhân làng nghề, có óc sáng tạo vô hạn, đôi bàn tay khéo léo đem đến những mẫu cấu kiện nhà gỗ bắt mắt nhất. 

Nếu quý khách đang có ý định làm nhà gỗ cổ truyền hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 0963.118.111 - 0918.65.1989 để được tư vấn và dự toán chi phí xây dựng chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được các lưu ý khi làm nhà gỗ để chủ động hơn trong công trình của mình.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Hướng dẫn chống mối mọt cho nhà gỗ an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn chống mối mọt cho nhà gỗ an toàn, hiệu quả

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline