Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Gỗ gụ là gỗ gì? Đặc điểm và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 29/05/2024 11 phút đọc

Gỗ gụ là loại gỗ quý hiếm và có mức giá cực kỳ đắt đỏ, nó được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thắc mắc về gỗ gụ là gỗ gì? Đặc điểm ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Nhà Gỗ Hoàng Phúc đi tìm hiểu về gỗ gụ thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Giải đáp gỗ gụ là gì? 

Cây gỗ gụ thuộc nhóm họ đậu, thân gỗ lớn, tên khoa học là Sindora tonkinensis. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như gõ dầu, gõ sương, gụ lai, gụ hương… Xuất hiện phổ biến trong các khu rừng rậm nhiệt đới (những nơi có độ ẩm cao và mưa nhiều). Gỗ gụ được phân bố nhiều tại khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Tại Việt Nam, gỗ gụ thường có ở khu vực Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế, Khánh Hoà.

Gụ là cây gỗ thân lớn, có độ cao từ 20 đến 30 mét, đường kính trung bình của thân gỗ rơi vào khoảng 0,6 - 0,8 mét và có những cây phát triển lớn hơn 1 mét. Gỗ gũ cực kỳ chất lượng, không bị tác động bởi mối mọt, thân cây thẳng, dài và ít nhánh chính vì thế mà nó được sử dụng phổ biến để làm các đồ nội thất cao cấp như bàn thờ, bàn ghế uống nước, tủ đựng quần áo..

Gỗ gụ

Đặc điểm của gỗ gụ là gì?

Gỗ gụ được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm, chất lượng cao. Nó có màu vàng nhạt hoặc màu vàng trắng. Sau một thời gian lưu trữ và ngâm trong bùn nó sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Các thớ của gỗ gụ thẳng, vân gỗ mịn và có hình dáng đa dạng và đẹp mắt. Chúng ta có thể ngửi mùi chua nhẹ để nhận biết loại gỗ gụ này. Khi được đánh bóng bằng vecni sẽ cho màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ.

Hiện nay gỗ gụ có mức giá thành tương đối cao, được sử dụng để đóng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp và cũng được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đồ nội thất như sập, tủ chè, bàn ghế…

Gỗ gụ là loại gỗ quý hiếm
Gỗ gụ là loại gỗ quý hiếm

Ưu nhược điểm của gỗ gụ

Gỗ gụ hay bất kỳ loại gỗ nào đều có những ưu nhược điểm nhất định. Vậy ưu nhược điểm của gỗ gụ là gì?

1. Ưu điểm

  • Gỗ gụ được xếp vào nhóm I trong danh sách các loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam.
  • Gỗ có vân thẳng đem đến sự độc đáo cho các đồ vật.
  • Đường kính thân cây gỗ gụ lớn, giúp dễ dàng thiết kế và tạo hình nhiều sản phẩm khác nhau.
  • Dễ dàng đánh bóng, chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh và hạn chế mối mọt hiệu quả. 
  • Độ bền cao, thời gian sử dụng lên đến vài chục năm thậm chí trăm năm.

2. Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của gỗ gụ là hiếm, tốc độ sinh trưởng chậm, nguồn cung cấp loại gỗ này khá khan hiếm trên thị trường Việt Nam. Chính vì thế mà gỗ gụ được nhập khẩu với mức giá cao, khiến nó không được sử dụng phổ biến vì có tiền mới mua được loại gỗ này.

Những loại gỗ gụ phổ biến hiện nay

Gỗ gụ được phân loại dựa trên vùng miền, tên quốc gia, cụ thể gồm có 4 loại chính:

  • Gỗ Gụ Campuchia: Loại gỗ này được trồng theo phương pháp công nghiệp, được sử dụng phổ biến ở Gia Lai và Campuchia.
  • Gỗ Gụ Lào: Những cây gỗ này được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam thông qua các hoạt động thương mại.
  • Gỗ Gụ Ta: Loại gỗ truyền thống được tìm thấy trong các khu rừng ở Việt Nam, nó rất quý hiếm, tỉ trọng cao, chất lượng gỗ tốt và chủ yếu phân bố tại Quảng Bình.
Gỗ Gụ Campuchia

Ứng dụng của gỗ gụ là gì?

Với những ưu điểm về màu sắc, độ bền đẹp mà gỗ gụ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ hàng ngày. Có nhiều loại nội thất được làm từ gỗ gụ có thể kể đến như: Tủ, kệ, bàn trà, sofa cùng nhiều sản phẩm nội thất khác.

Ngoài ra, gỗ gụ còn có mặt trong các thiết kế nhà thờ họ, chùa đình mang phong cách cổ điển. Nó còn sử dụng để điêu khắc tượng gỗ gụ với giá trị tương đối cao. Khi sử dụng gỗ đã được sấy khô sẽ đảm bảo được chất lượng, chống mối mọt, co ngót hay cong vênh cực kỳ hiệu quả.

Dự án nhà gỗ 3 gian gỗ gụ được Nhà gỗ Hoàng Phúc thiết kế và thi công trọn gói cho khách hàng:

Ngoại thất:

du-an-nha-go-3-gian-go-gu-8
du-an-nha-go-3-gian-go-gu-5
du-an-nha-go-3-gian-go-gu-6
Ngoại thất nhà gỗ 3 gian gỗ gụ
Ngoại thất nhà gỗ 3 gian gỗ gụ
du-an-nha-go-3-gian-go-gu-4
du-an-nha-go-3-gian-go-gu
du-an-nha-go-3-gian-go-gu-1
du-an-nha-go-3-gian-go-gu-2
du-an-nha-go-3-gian-go-gu-3

Nội thất:

bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-1
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-2
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-3
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-4
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-5
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-6
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-8
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-9
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-10
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-11
bo-tri-noi-that-nha-go-3-gian-go-gu-12
bố trí nội thất bên trong

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền, Nhà Gỗ Hoàng Phúc đánh giá cao về chất lượng của các loại gỗ gụ. Nếu có điều kiện thì các gia đình nên lựa chọn loại gỗ cao cấp này.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giải đáp chi tiết về gỗ gụ là gì, đặc điểm ứng dụng trong cuộc sống ra sao. Mọi câu hỏi cần tư vấn hãy comment hoặc chat trực tuyến trên website của Nhà Gỗ Hoàng Phúc.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước So sánh gỗ gụ và gỗ lim? Nên dùng loại này xây nhà gỗ cổ truyền

So sánh gỗ gụ và gỗ lim? Nên dùng loại này xây nhà gỗ cổ truyền

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ bách xanh và Ngọc Am: Đâu là lựa chọn phù hợp?

So sánh gỗ bách xanh và Ngọc Am: Đâu là lựa chọn phù hợp?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline