Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 29/05/2024 8 phút đọc

Nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ bao đời nay, đem đến các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống như bàn ghế, tủ kệ, sập kệ, tượng phật, tranh phong cảnh… Cho đến nay, nghệ thuật điêu khắc vẫn được duy trì và cải tiến phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Đôi nét về nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nghề điêu khắc gỗ được đánh giá cao và có nguồn thu nhập lớn hơn so với mức thu nhập bình quân đầu người. Được thực hiện bởi đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của những nghệ nhân lành nghề. Ngoài các sản phẩm chạm khắc đô thuần bằng đục, nhiều sản phẩm còn được kết hợp giữa chạm khắc và khảm, xà cừ hay kỹ thuật sơn mài rất đặc sắc.

Chúng ta có thể bắt gặp các dấu tích của nghề điều khắc gỗ ở Việt Nam thông qua các khu di tích đình chùa thời lý  hoặc thông qua các mẫu nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ hay các bộ bàn ghế, cầu thang, đồ nội thất thời nay. Nghệ thuật điêu khắc gỗ bị chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong tục và văn hoá của người Trung Quốc và được cải tiến và tạo nên sự riêng biệt trong văn hoá người Việt.

nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam

Định nghĩa nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam

Điêu khắc là hoạt động sử dụng dao khắc vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật động đáo. Được thực hiện bởi các nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, và có gu thẩm mỹ cao. Nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam được chia thành 2 loại: Phù điêu gỗ và chạm khắc gỗ. 

1. Phù điêu gỗ

Phù điêu là việc chạm khắc trên bề mặt bằng phẳng, có thể kiến tạo gần xa bằng các lớp không gian khác nhau. Ở nghệ thuật tạo hình này, mặt phẳng sẽ đóng vai trò là nền móng và phông nền cho hình khối bên trên. Phù hợp cho những bố cục phức tạp, to lớn, thậm chí được sử dụng để thể hiện các bức tranh phong cảnh.

2. Chạm khắc gỗ

Chạm khắc gỗ là hình thức tạo hình trên hình khối phẳng gọn ghẽ, tinh tế nhằm diễn tả ý nghĩa của tác phẩm. Các nghệ nhân có thể chạm khắc trên mặt phẳng hoặc trạm khắc trên những hình khối. Một số tượng chạm khắc được thể hiện như Quan công, Tượng Tam Đa, Tượng Chúa Jesu, Tượng Đức Bà Maria…

Chạm khắc gỗ
Chạm khắc gỗ
Chạm khắc gỗ

Yêu cầu của nghề điều khắc gỗ ở Việt Nam

Đối với một nghệ nhân điêu khắc gỗ ngoài tính thẩm mỹ, họ cần phải đảm bảo được các kỹ năng sau đây:

  • Phân loại được các vật liệu trong nghề điêu khắc, nhận biết được các loại gỗ khác nhau.
  • Xác định được kích thước chính xác của mẫu sản phẩm điêu khắc cần tạo phôi theo bản vẽ thiết kế.
  • Biết cách sử dụng và mài thủ công các dụng cụ kim khí để dùng trong điêu khắc gỗ.
  • Vận hành được các loại máy CNC để áp dụng vào điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người. 
  • Vẽ phác họa các tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng hình người theo mễu.
  • Điêu khắc thành công một số phù điêu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng các dụng cụ thủ công và máy chuyên dụng.
kết hợp giữa thủ công và máy móc
Kết hợp giữa thủ công và máy móc

Địa chỉ làm nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam

Nhà Gỗ Hoàng Phúc là địa chỉ số một hội tụ hơn 100 nghệ nhân điêu khắc gỗ, chuyên phụ vụ các công trình nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, đình chùa và các thiết bị nội thất của nhà gỗ. Tại Hoàng Phúc, có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ chạm khắc tiên tiến hiện đại nhất hiện nay đảm bảo các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, cho ra những sản phẩm độc đáo nhất.

Nghệ nhân của Nhà gỗ Hoàng Phúc chạm khắc cửa bức bàn
Nghệ nhân của Nhà gỗ Hoàng Phúc chạm khắc cửa bức bàn
nghe-dieu-khac-go-o-viet-nam-5
nghe-dieu-khac-go-o-viet-nam-6
nghe-dieu-khac-go-o-viet-nam-7
nghe-dieu-khac-go-o-viet-nam-8

Quý khách có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền kết hợp điêu khắc gỗ hãy liên hệ ngay HOTLINE để được tư vấn và báo giá chi tiết.Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghề điêu khắc gỗ ở Việt Nam. Hãy comment dưới bài viết nếu bạn thấy bài viết hữu ích đối với mọi người.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Nhà từ đường là gì? Đơn vị xây dựng nhà từ đường uy tín hiện nay

Nhà từ đường là gì? Đơn vị xây dựng nhà từ đường uy tín hiện nay

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline