Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Những loại cây nên và không nên trồng trong khuôn viên nhà gỗ cổ truyền

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 04/09/2024 13 phút đọc

Nhà gỗ cổ truyền không những mang giá trị văn hóa truyền thống mà nó còn là không gian sống chất lượng nhất, được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn. Nổi bật nhất là không gian sân vườn với hàng cây xanh mát, đem đến không khí trong lành và khoan khoái khi sinh sống tại nơi đây. Xem ngay các loại cây trồng khuôn viên nhà gỗ vừa dễ chăm sóc, hợp phong thuỷ và tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của cây xanh trong khuôn viên nhà gỗ cổ truyền

Cây xanh là loài thực vật đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống của con người. Không những thế nó còn giúp môi trường giảm khói bụi, ô nhiễm và là nơi trú ẩn của nhiều loài sinh vật khác. Trồng nhiều cây xanh trong nhà gỗ đem đến những lợi ích sau:

  • Tăng tính thẩm mỹ: Giúp không gian tổng thể được hài hoà, tràn đầy sức sống, tăng tính tươi mới đồng thời tô điểm cho bầu không gian trở nên mát mẻ.

  • Nâng cao sức khoẻ: Trong quá trình quang hợp cây xanh sẽ hít khí CO2 và thải ra Oxy giúp duy trì sự sống của con người. 

  • Bảo vệ môi trường: Đây chính là loài thực vật giúp thanh lọc khí, giảm khói bụi. Một số loại cây có khả năng đuổi muỗi, đuổi ruồi và các loại côn trùng khác.

  • Tác dụng phong thuỷ: Trồng cây cũng mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ, nếu chọn được cây hợp mệnh sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và tài lộc.

Cây xanh mang đến không khí mát lành, gần gũi với thiên nhiên
Cây xanh mang đến không khí mát lành, gần gũi với thiên nhiên

Những loại cây nên trồng trong khuôn viên nhà gỗ

Cây trồng trong khuôn viên nhà gỗ phải đảm bảo các yếu tố dễ chăm sóc, dễ sống và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Dưới đây là các loại cây được trồng phổ biến:

1. Cây cau

Cây cau là một trong những loại cây trồng trong khuôn viên nhà gỗ phổ biến nhất hiện nay. Loại cây này tượng trưng cho hình ảnh nông thôn tại Việt Nam thể hiện sự mộc mạc và gần gũi. Bên cạnh đó, cây cau còn mang đến độ ẩm cực kỳ cao giúp không khí trở nên dễ chịu hơn vào mùa hanh khô. 

Có thể bạn chưa biết, cây câu có khả năng hấp thụ các loại khí độc bay hơi như toluene, benzen… điều hòa không khí trở nên trong lành. Đặc biệt đây là loại cây không cần chăm sóc nhưng lại có sức sống dẻo dai và mãnh liệt nhất.

Theo phong thuỷ, cây cau trồng trước nhà gỗ mang ý nghĩa như một sự án ngữ, là vật che chắn để bảo vệ căn nhà trước tà khí hay những nguồn năng lượng độc hại khác. Đồng thời cây câu còn giúp khai thông vượng khí, đem đến sự may mắn và phát tài cho gia chủ.

Cây cau

2. Cây tùng

Trong văn hoá người Việt, cây Tùng là loại cây trường thọ và có thể sinh sống trong mọi thời tiết kể cả giá rét hay mưa đông. Tuổi thọ của loại cây này có thể lên đến hàng trăm năm. Thông thường, cây tùng sẽ được trồng với cây trúc, cúc và mai thể hiện được 4 mùa trong năm.

Theo phong thuỷ, cây tùng là loại cây có linh khí tốt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Chính vì thế mà nó được trồng với mục đích xua đuổi tà khí, xua đuổi vận hạn và đem lại sự trường thọ cho gia đình.

Cây tùng

3. Cây sung - vạn tuế - lộc vừng

Sung - Vạn tuế - Lộc vừng là bộ tam đa được trồng ở mọi gia đình từ bắc vào nam. 

  • Chữ sung thể hiện sự sung túc, viên mãn, trò đầy và thành công. Theo phong thuỷ, trồng cây sung hợp với những người mệnh Mộc, Hoả giúp gia chủ làm ăn thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Cây sung
  • Cây lộc vừng được đánh giá cao không chỉ vẻ đẹp bề ngoài mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ cực kỳ tốt. Nó đem đến sự tài lộc, sung túc và thành công giống như chữ Lộc vốn có.

Lộc vừng
  • Cây vạn tuế thể hiện được sự uy nghi, sang trọng và sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Nó mang ý nghĩa vươn lên, bền vững và thành đạt trong sự nghiệp. Không những vậy, loại cây này còn có thể loại bỏ tà khí, cân bằng âm dương, mang lại sự bình an và hạnh phúc.

vạn tuế

4. Cây hoa sứ đại

Hoa sứ đại là một trong những cây trồng trong khuôn viên nhà gỗ cổ truyền. Loại cây này mềm mại, uyển chuyển, đem đến sự tươi mới và thanh lọc không khí cho căn nhà. Bông hoa sứ đại nở rộ không những thơm ngào ngạt mà còn rực rỡ cả một góc vườn. Loại cây này cực kỳ phù hợp cho những khuôn viên nhà gỗ cổ truyền.

Cây hoa sứ đại

5. Cây ăn quả

Ngoài những loại cây kể trên, một số loại cây ăn quả cũng được khuyến khích trồng trong khuôn viên nhà gỗ. Ví dụ như cây vải, cây nhãn, cây xoài, cây vú sữa, cây mít, cây bơ, cây ổi… Nó không những đem đến những trái ngọt mà còn tỏa bóng mát cho toàn bộ căn nhà.

>>> Đọc ngay:

Những yếu tố phong thuỷ nhà gỗ mà ai cũng cần phải biết

Tổng hợp 5 lưu ý khi làm nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

Các loại cây cấm kỵ trong nhà gỗ cổ truyền

Bên cạnh tìm hiểu cây trồng trong khuôn viên nhà gỗ chúng ta cũng cần phải nắm được các loại cây không nên trồng. Ví dụ như:

1. Cây liễu

Cây liễu là một trong những loại cây cấm kỵ trong các mẫu nhà gỗ cổ truyền. Bởi vì cây liễu rủ xuống loà xoà khiến việc đi lại gặp khó khăn. Theo phong thuỷ, cây liễu có thân mảnh, nhỏ thường đem đến những năng lượng tiêu cực không tốt cho sức khoẻ và bản mệnh của gia chủ.

2. Cây đa

Sự tích cây đa cây đề là những câu chuyện ma hoặc linh hồn đã mất. Nó được xem là loại cây của âm phủ và là nơi những linh hồn trú ngụ tại đo. Do vậy mà cây đa không được khuyến khích trồng trong khuôn viên nhà gỗ cổ truyền. Dân gian đã có câu “quỷ cây đa, ma cây gạo”. 

3. Cây dâu tằm

Dâu tằm trong tiếng Hán có nghĩa là tang, do vậy dù có đạt hiệu quả kinh tế cao cũng không nên trồng cây dâu trồng trong nhà gỗ. Bạn có thể trồng chúng trên những cánh đồng để thu hoạch quả làm mứt và làm bánh.

Không nên trồng cây liễu trong khuôn viên nhà gỗ
Không nên trồng cây liễu trong khuôn viên nhà gỗ

Như vậy bài viết vừa rồi đã hướng dẫn bạn đọc lựa chọn các loại cây trồng trong khuôn viên nhà gỗ. Tất cả phải đạt được yêu cầu về dễ chăm sóc, dễ nuôi trồng và tuổi thọ cao. Bên cạnh đó, những loại cây này có khả năng tạo bóng mát cho căn nhà của bạn.

>>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi xây nhà thờ họ gia chủ CẦN BIẾT

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Cách chọn gạch lát nền nhà thờ họ đẹp, chuẩn phong thuỷ

Cách chọn gạch lát nền nhà thờ họ đẹp, chuẩn phong thuỷ

Bài viết tiếp theo

Thủy Đình - Kiến trúc độc đáo trên mặt nước

Thủy Đình - Kiến trúc độc đáo trên mặt nước
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline