Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Mẫu cổng gỗ trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ đẹp

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 05/09/2024 12 phút đọc

Cánh cổng là điểm khởi đầu của căn nhà, nó không những giúp bảo vệ mà còn tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các mẫu cổng gỗ đang được ưa chuộng nhất hiện nay và phù hợp với đa số các kiểu nhà gỗ cổ truyền.

Tìm hiểu cổng gỗ là gì?

Cổng gỗ là bộ phận đầu tiên khi bước vào khuôn viên của căn nhà gỗ cổ truyền, đây cũng là nơi phân chia ranh giới giữa bên trong và ngoài nhà. Cổng được thiết kế đa dạng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm chung như sau:

  • Mái cổng: Thường được lợp bằng ngói theo kiểu 2 mái, 4 mái. Loại ngói được sử dụng là ngói ta được nung thủ công truyền thống, đem đến màu sắc thô mộc cho công trình. Đường viền bờ nóc, bờ chảy đắp bê tông mịn màng và được trang trí các đường nét hoa văn đẹp mắt.

  • Cánh cổng: Chất liệu được làm bằng gỗ vô cùng chắc chắn với nhiều kiểu khác nhau. Có cổng 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh đem đến sự đa dạng về kiến trúc cho khuôn viên căn nhà gỗ. 

  • Trụ cổng: Chủ yếu được làm bằng bê tông hoặc gạch đất nung không trát, đôi khi có gạch đá ong. Trụ cổng được làm vững chãi để đỡ lấy bộ mái. 

  • Khóa cổng: Lựa chọn khoá kim loại để tạo điểm nhấn đặc sắc cho phần cánh cửa.

Cổng nhà gỗ

Vai trò của cổng trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền

Cổng gỗ là bộ phận không thể tách rời đối với các mẫu nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ, nó đóng vai trò quan trọng sau đây:

  • Tạo vẻ đẹp và thẩm mỹ: Cổng gỗ cũng được chạm khắc tinh xảo, khéo léo với các đường cong uốn lượn cực kỳ đặc sắc. các mẫu hoa văn được khắc hoạ sao cho đồng nhất với nhà gỗ, đem đến nét đẹp đặc trưng của văn hoá người Việt.

  • Chức năng nhận diện: Cổng gỗ có mái và có thể thiết kế biển treo đẹp mắt để nhận diện gia chủ. Đây là một nét độc đáo của mẫu cổng nhà gỗ và cũng được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn.

  • Bảo vệ cho ngôi nhà: Cổng có chức năng bảo vệ và giữ gìn an ninh cho ngôi nhà của bạn, tránh được trộm cắp và kiểm soát ra vào một cách thuận tiện nhất.

  • Thể hiện cá tính của gia chủ: Mỗi kiểu nhà gỗ sẽ thể hiện phong cách và tính cách của mỗi gia chủ. Nhìn vào đó chúng ta có thể hiểu được phần nào về con người của họ.

>>> Đọc ngay: Cổng Torii là gì? Ý nghĩa của cổng Torii trong tín ngưỡng Nhật Bản

Các mẫu cổng gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay

Cổng gỗ hiện nay được xây dựng với 2 kiểu chính: Cổng nhà gỗ 2 mái và cổng nhà gỗ 4 mái. Tùy vào sở thích và quy mô nhà gỗ mà gia chủ lựa chọn mẫu cổng sao cho phù hợp nhất.

1. Cổng gỗ 4 mái

Cổng 4 mái cho nhà gỗ cổ truyền đem đến sự sang trọng và bề thế. Nó được xây dựng to và đồ sộ thích hợp cho những gia đình có khuôn viên rộng và thoáng. Cụ thể như sau:

  • Cổng nhà 4 mái, trụ bê tông: Đem đến sự vững chãi cho công trình. Phần mái được tạo hình với 4 hướng, đầu mái hơi hếch lên đem đến sự mềm mại và thoáng mát cho công trình. Sử dụng máu ngói ta thủ công, các chi tiết như bò chảy và bờ nóc được đắp bê tông sơn vàng toát lên vẻ cổ kính.

  • Cổng nhà 4 mái, tường gạch không trát: Mẫu cổng này phù hợp cho những căn nhà gỗ cổ truyền nhất, từ kiểu dáng cho đến chất liệu đều toát lên vẻ đẹp cổ điện và sự sang trọng. Mái cổng cũng được làm theo 4 mái, triền mái hếch lên trên và có đắp tiện nóc để tạo cảm giác thanh mảnh cho không gian.

  • Cổng 4 mái, tường gạch đá ong: Thu hút bởi chiếc cổng 4 mái trụ đá ong rất độc đáo, đem đến sự cổ kính trong không gian với màu nâu vàng hết sức nổi bật. Phần mái được vút cong lên trên với các họa tiết triện góc cổ truyền.

  • Cổng 4 mái, chữ thọ: Cổng gỗ này đem đến sự uy nghiêm, khẳng định bề thế của gia đình. Nó có kết cấu vô cùng vững chắc và được làm kiểu 4 mái xoè rộng ra tứ phía. 

Cổng gỗ 4 mái

2. Cổng gỗ 2 mái

Bên cạnh những chiếc cổng 4 mái thì cổng gỗ 2 mái có thiết kế đơn giản hơn, phù hợp cho những mẫu nhà gỗ có quy mô nhỏ hẹp. Nó cũng được xây dựng với nhiều mẫu cổng khác nhau:

  • Cổng 2 mái, tường gạch không trát: Mái nhà lợp ngói chia thành 2 mái trước sau. Trụ cổng được làm từ gạch và không trát xi măng để thể hiện được nét cổ truyền của dân tộc. 

  • Cổng 2 mái, thượng song hạ bản: Đây là mẫu cổng lấy cảm hứng từ cửa bức bàn bên trong nhà gỗ cổ truyền. Phần cánh sẽ được chia làm 2 phần, phần trên sẽ lắp các con song tiện gỗ và phần dưới được đục trạm bộ tranh tứ quý. 

  • Cổng 2 mái, ô tam sơn: Phù hợp cho những gia đình thích sự đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền. Phần mái làm theo kiểu 2 mái dốc lợp ngói đơn giản. Trụ cổng được làm bằng bê tông vững chãi và chắc chắn.

  • Cổng 2 mái, cánh nan dọc: Ngôi nhà này đem đến nét thô mộc, dân giã, gợi nhớ đến những làng quê yên bình. Chất liệu được làm từ gạch nung không trát và gỗ tự nhiên. Kiểu cổng này phù hợp cho những gia đình đa thế hệ.

Cổng gỗ 2 mái

Nhà Gỗ Hoàng Phúc - Chuyên thi công cổng gỗ, nhà gỗ cổ truyền

Nhà Gỗ Hoàng Phúc là địa chỉ hàng đầu chuyên nhận thiết kế, thi công và lắp đặt các mẫu cổng gỗ, nhà gỗ kẻ truyền tại Việt Nam. Chúng tôi nhận làm trên mọi miền tổ quốc, từ Bắc vào Nam, cam kết theo đúng thời gian và không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Đến nay, Nhà Gỗ Hoàng Phúc đã hoàn thiện hàng nghìn các công trình nhà gỗ khác nhau. Từ các mẫu nhà 3 gian, 5 gian hay 7 gian cho đến các mẫu nhà thờ họ, đình chùa… Được 100% khách hàng đánh giá cao về chất lượng và có sự hài lòng về dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Nếu bạn đang có ý định xây dựng cổng gỗ hoặc nhà gỗ cổ truyền hãy liên hệ để được tư vấn và giải đáp từ chuyên gia. Tổng đài 0963.118.111 - 0918.65.1989 luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.

>>> Xem thêm:

Rui mè là gì ? Tính kích thước và khoảng cách rui mè lợp ngói

Diềm mái nhà gỗ cổ truyền

Bạo cửa nhà gỗ cổ truyền

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Tranh trang trí nhà gỗ cổ truyền đẹp nhất

Tranh trang trí nhà gỗ cổ truyền đẹp nhất

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline