Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Chân tảng đá kê cột nhà là gì? Các mẫu chân tảng đá mới nhất hiện nay

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 29/05/2024 10 phút đọc

Chân tảng đá kê cột nhà được sử dụng phổ biến trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu về chân tảng đá kê cột nhà là gì? Đâu là các mẫu chân tảng đá mới nhất hiện nay. Sau đây Nhà Gỗ Hoàng Phúc sẽ giải đáp chi tiết thông qua nội dung bài viết này.

Chân tảng đá kê cột nhà là gì?

Chân tảng đá kê cột hay còn được biết đến với các tên gọi khác như đá kê chân cột, chân cột đá hay đá kê chân cột. Được sử dụng phổ biến để đặt dưới các cột đá, cột gỗ, cột bê trong trong các công trình nhà gỗ cổ truyền, chùa, miếu, nhà thờ họ… 

Hiện nay, chân tảng đá kê cột nhà được thiết kế với nhiều mẫu mã, hoa văn và kích thước khác nhau. Tuỳ vào đặc điểm của công trình mà lựa chọn loại chân tảng phù hợp.

Chân tảng đá kê cột nhà

Công dụng của chân tảng đá kê cột nhà

Như đã nói ở trên, chân tảng đá được sử dụng cho các cột trụ quan trọng trong các công trình cổng làng, cổng nhà, thờ họ, đình chùa, nhà thờ gỗ, nó được thiết kế với chiều rộng và lớn hơn so với các cấu trúc trụ cột để nâng đỡ cả công trình. 

Bên cạnh đó, chân tảng đá kê cột nhà còn góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho các kiến trúc nhà gỗ, nó được chạm khắc các hoa văn tinh tế, mềm mại như đài hoa sen, cây lá, rồng phượng…

Chân tảng đá trong xây dựng nhà gỗ
Chân tảng đá trong xây dựng nhà gỗ

Các loại chân tảng đá kê cột phổ biến hiện nay

Chân đá kê cột được thiết kế với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Nó được phân loại theo hình dáng và độ cao của đế. Cụ thể như sau:

1. Phân loại theo hình dáng

Dựa vào hình dáng, đá kê chân cột nhà gỗ được chia thành chân cột đá hình tròn và chân cột đá hình vuông. 

  • Chân cột đá tròn: Đá kê chân cột tròn thường được thiết kế với nhiều tầng đồng tâm chồng chéo lên nhau. Bên dưới của chân để được thiết kế dạng khối vuông hoặc hình tròn tùy vào sở thích của từng gia chủ. Bề mặt phẳng, đường kính của mặt trên khớp với đường kính của cột trụ được đặt trong lên nó. Chân cột tròn được chạm khắc hoa văn cách điệu, hình cánh sen, hình chấm bi và được sắp xếp dạng đối xứng sao cho hài hoà với tổng thể.
  • Chân cột đá vuông: Chân tảng đá kê cột nhà là các khối nằm trong một hình vuông chuyên sử dụng cho các cột trụ có hình vuông. Chân tảng đá được trang trí bằng những mẫu hoa văn kích thước lớn hơn so với chân cột đá hình tròn.
Chân tảng đá tròn
Chân tảng đá tròn

2. Phân loại theo độ cao đá kê chân cột

Dựa vào độ cao thì chân tảng đá kê cột nhà được chia làm hai loại: Chân tảng bồng và chân tảng bệt. 

  • Chân tảng bồng: Đây là loại chân đá có chiều cao từ 35 - 45 cm, được chạm khắc nhiều mẫu hoa văn tinh xảo và độc đáo do có nhiều không gian để điêu khắc. Các chân tảng đá bồng được dùng cho cột nhà gỗ, nhà sản và các mẫu nhà cổ để đôn cao cột lên trên. Như vậy sẽ giúp cho không gian nhà trở nên thoáng mát, sang trọng và chống được mối mọt hiệu quả.
  • Chân tảng bệt: Khác với chân tảng bồng, chân tảng bệt có chiều cao thấp hơn trong khoảng từ 15 - 17 cm, chính vì thế mà nó được sử dụng cho các công trình nhà gỗ, nhà thờ họ, từ đường và đình chùa.
Chân tảng bệt
Chân tảng bệt

Các loại chân tảng đá kê cột nhà phổ biến hiện nay

Đá kê chân cột đẹp thường được sử dụng chất liệu đá tự nhiên ưu tiên các loại đá núi nguyên khối như đá xanh đen, đá xanh rêu, đá đỏ, đá vàng, đá trắng, đá granite… Những loại này bền bỉ, tính thẩm mỹ cao, xuất hiện phổ biến ở các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Đà Nẵng…

Ưu điểm của đá chân tảng là chắc chắn, cứng cáp nhưng vẫn dễ dàng đục chạm các mẫu hoa văn. Màu sắc của đá tinh tế, sáng bóng, sang trọng, không bám bụi và độ bền cực kỳ cao.

Chân tảng đá kê cột nhà gỗ
Chân tảng đá kê cột nhà gỗ

Lưu ý khi lựa chọn chân tảng đá kê cột nhà

Khi mua chân tảng đá bạn cần phải lưu ý các đặc điểm sau đây để tránh những việc ngoài ý muốn có thể xảy ra:

  • Lựa chọn và xem kỹ chất liệu làm chân đá tảng, kiểm tra kỹ lưỡng xem chân đá kê cột nhà được làm từ loại đá nào, màu sắc ra sao, nếu là các loại đá cao cấp thì phải đảm bảo có màu hơi xanh, không xốp mục và chất đá phải mịn. 
  • Loại bỏ những loại đã có dấu hiệu đứt gãy, rạn nứt, sứt mẻ bởi sẽ không có biện pháp nào khắc phục triệt để tình trạng này.
  • Khi đặt chân cột đá vào vị trí thi công cần kiểm tra nền đất nơi có đá phẳng, sau đó nén chặt chân cột sao cho chúng phải tiếp xúc toàn bộ bề mặt lên mặt đất. 

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chân tảng đá kê cột nhà. Nếu quý khách có nhu cầu xây dựng nhà gỗ kèm chân tảng đá hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0963.118.111 - 0918.65.1989 để được tư vấn và báo giá chi tiết về sản phẩm. Nhà Gỗ Hoàng Phúc sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7, giải đáp mọi thắc mắc về chân tảng đá kê cột nhà.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Tường rào mái ngói - Nét đặc trưng của không gian nhà gỗ cổ truyền

Tường rào mái ngói - Nét đặc trưng của không gian nhà gỗ cổ truyền

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline