Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Rui mè là gì? Tính kích thước và khoảng cách rui mè lợp ngói

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 31/07/2024 10 phút đọc

Rui mè là một cấu kiện quan trọng trong nhà gỗ cổ truyền, góp phần nâng đỡ và tạo điểm nhấn cho căn nhà. Hãy cùng Nhà Gỗ Hoàng Phúc đi tìm hiểu chi tiết xem rui mè là gì? Cách lắp đặt rui mè trong nhà gỗ cổ truyền như thế nào thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Rui mè nhà gỗ là gì?

Rui mè là một trong những bộ phận tạo nên khung xương chịu lực cho phần mái ngói của căn nhà. Phân rui được thiết kế có chiều dài theo mái trước và mái sau của căn nhà. Phần mè là các thanh gỗ được xếp song song với các thanh hoành và đè lên các rùi. Cụ thể như sau:

  • Rui được thiết kế khá mỏng, vị trị được lắp đặt đè lên các thanh hoành. Nhiều trường hợp đặc biệt sử dụng rui chồng.

  • Mè có tác dụng liên kết và giữ chắc phần rui, vị trí của nó được giấu ở các thanh hoành. Khoảng cách giữa các mè sẽ không giống các thanh hoành mà nó thường thưa hơn rất nhiều.

Với nhà gỗ cổ truyền thì rui mè sẽ được làm bằng gỗ
Với nhà gỗ cổ truyền thì rui mè sẽ được làm bằng gỗ

Kích thước rui mè

Trong thiết kế nhà gỗ cổ truyền, hệ thống rui mè là cấu kiện quan trọng để hoàn thành khung nhà, giữ cho phần mái luôn được vững chãi và chắc chắn. Đây là bộ phận không thể thiếu khi xây dựng nhà gỗ 3 gian, 5 gian, 7 gian…

Thông thường, các thanh mè đỡ ngói thường đặt song song và vuông góc với nhau. Chất lượng gỗ phải loại gỗ tốt, thẳng và có đủ năm tuổi giúp phần mái được cố định, chống võng mái một cách hiệu quả. Kích thước tốt nhất như sau:

  • Kích thước cỡ mè tối thiểu: 50mm x 25mm

  • Rui trung tâm: 600 x 600mm

  • Khoảng cách mè: 310 - 343 mm

Kích thước rui mè trong nhà gỗ cổ truyền

Hướng dẫn tính khoảng cách rui mè khi lợp ngói

Sau khi đã nắm được định nghĩa rui mè là gì chắc hẳn bạn cũng muốn biết về cách tính khoảng cách của cấu kiện này. Rui mè cần được xác định đúng kích thước và khoảng cách để việc lợp mái được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Chúng ta có thể tham khảo cách tính như sau:

  1. Đặt hàng mè đầu tiên: Đảm bảo cho khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5 cm.

  2. Đặt hàng mè trên nóc: Hãy đảm bảo canh đều và gắn 2 hàng mè trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa hai hàng là 8cm.

  3. Chia đều kích thước còn lại: Thực hiện đo chiều dài mét (L) của khoảng còn lại từ hàng mè đầu tiên cho đến hàng mè trên lóc. Các khoảng đo này nằm từ 31 - 33cm. nếu khoảng cách rui mè nằm ngoài giới hạn cho phép sẽ gây khó khăn trong việc thi công lợp ngói và giảm tuổi thọ của mái nhà.

tính khoảng cách rui mè khi lợp ngói

Cách lắp đặt rui mè

Lắp đặt rui mè cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, am hiểu về kết cấu căn nhà, có đầy đủ các kỹ năng lắp đặt và tính khoảng cách rui mè chính xác nhất. Khi lắp đặt chúng ta cần phải tuân thủ quy tắc sau đây:

  • Lựa chọn thanh rui và mè: Ưu tiên lựa chọn những loại gỗ tốt cho cấu kiện rùi me. Nó không những đảm bảo chắc chắn, chống mối mọt, chống nứt gãy mà phải có tính thẩm mỹ cao. Gỗ Lim là sự lựa chọn hoàn hảo cho bộ phận này.

  • Sắp xếp vị trí rui mè: Trong quá trình lợp ngói, người thợ phải thực hiện đo đạc một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ và sắp xếp vị trí phù hợp. Rui mè cần đảm bảo được đặt ở khoảng cách hợp lý tránh bị nhô ra phần ngói hiên. 

  • Lắp đặt rùi me: Hãy đảm bảo các thanh mè có độ cao tương đối đều nhau trong cùng một hàng, tránh bị ứ nước gây đột cho ngôi nhà. Đặc biệt, hai thanh mè trên nóc phải gần nhau và có khoảng cách từ 50 - 100 mm để khi lợp ngói và lợp nóc sẽ được che phủ hàng ngói chính một cách thẩm mỹ. Thanh mè cuối cùng trên mái hiên cần có độ cao gấp đôi mè kế bên.

Cách lắp đặt rui mè

Nhà gỗ Hoàng Phúc chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

Rui mè là cấu kiện quan trọng đối với các kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, yêu cầu cao về khả năng chuyên môn của người thợ trong quá trình lắp đặt. Nhà Gỗ Hoàng Phúc là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên thi công và lắp đặt các mẫu nhà gỗ 3 gian, 5 gian, 7 gian và các mẫu nhà thờ, đình chùa, miếu phủ… trên toàn quốc. 

Điểm mạnh của Nhà Gỗ Hoàng Phúc bao gồm:

  • Được đầu tư đầy đủ từ hệ thống nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị để phục vụ gia công nhà gỗ cổ truyền. Nhờ vậy mà công trình được thực hiện bài bản và đúng tiến độ.

  • Sở hữu đội ngũ nghệ nhân làng nghề Hải Hậu giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, đam mê và nhiệt huyết với nhà gỗ cổ truyền.

  • Làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm và đúng hẹn, nhà gỗ sẽ được lắp đặt theo đúng thời gian mà khách hàng yêu cầu.

  • Nhà xưởng rộng rãi luôn mở cửa 24/7 mời khách hàng tham quan trực tiếp và trải nghiệm thực tế các công trình mà chúng tôi đã thi công.

Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về nhà gỗ cổ truyền hay rui mè là gì thì hãy liên hệ ngay tổng đài 0963.118.111 - 0918.65.1989 để được tư vấn và báo giá chi tiết. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về rui mè.

>>> Xem thêm:

Bạo cửa nhà gỗ cổ truyền

Kết cấu nhà gỗ cổ truyền gồm những gì?

Cửa võng là gì? Ý nghĩa của cửa võng trong nhà thờ họ

Chái nhà là gì? Vai trò của chái nhà trong nhà gỗ cổ truyền

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Bạo cửa nhà gỗ cổ truyền

Bạo cửa nhà gỗ cổ truyền

Bài viết tiếp theo

Bản vẽ thi công Nhà thờ gỗ 3 gian tại Hà Đông – Dấu ấn truyền thống và sự tinh tế

Bản vẽ thi công Nhà thờ gỗ 3 gian tại Hà Đông – Dấu ấn truyền thống và sự tinh tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline