Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu nhà gỗ cổ truyền

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 31/07/2024 11 phút đọc

Nhà gỗ cổ truyền được thiết kế bởi nhiều cấu kiện, hoa văn khác nhau, thể hiện được nét đẹp văn hóa từng vùng miền. Trong đó, kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu là các cấu kiện quan trọng, quyết định lên vẻ đẹp của căn nhà. Hãy cùng Nhà Gỗ Hoàng Phúc đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền xuất hiện từ thời xa xưa, cho đến nay nó vẫn được yêu thích và lựa chọn sử dụng làm nhà thờ họ, đình chùa, nhà ở… Kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu là 3 cấu kiện được đặt ở những vị trí quan trọng giúp ngôi nhà vững chắc và đẹp mắt hơn. 

1. Cấu kiện kẻ hiên

Kẻ hiên là nơi tiếp đón khách, nó được thiết kế ở không gian phía trước của ngôi nhà. Thông thường kẻ hiện được xây dựng mở cùng một hoặc nhiều bậc thang nhỏ dẫn lên căn nhà. Kẻ hiên được chạm khắc, trang trí công phu tỉ mỉ với các đường nét hoa văn độc đạo tạo điểm nhấn cho căn nhà. 

Các loại hoa văn được chạm khắc mang vẻ đẹp văn hoá và truyền thống bao gồm: Cúc hóa rồng, hoa sen, lá lật, trúc hoá rồng… mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Hình ảnh hoa sen là quốc hoa của Việt nam, đại diện cho sự nhẹ nhàng, thanh lịch. Bộ tranh tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Quá trình làm kẻ hiên được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt miếng gỗ làm kẻ hiên lên bàn vanh

  • Bước 2: Tiến hành vanh kẻ bằng máy chuyên dụng

  • Bước 3: Đo đạc tỉ mỉ phần kẻ thô

  • Bước 4: Đục chạm hoa văn trên phần kẻ hiên

  • Bước 5: Chà nhám sau khi chạm khắc

  • Bước 6: Đánh bóng kẻ hiên bằng vecni

  • Bước 7: Lắp dựng kẻ hiên vào nhà gỗ cổ truyền

kẻ hiên
Kẻ hiên

2. Cấu kiện kẻ ngồi

Kẻ ngồi hay còn được biết đến với tên gọi kẻ truyền. Đây là cấu kiện quan trọng nằm trong bộ vì của ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Nó đóng vai trò nâng đỡ và trợ lực cho phần mái của ngôi nhà. Vị trí của kẻ ngồi chính là sợi dây liên kết các cột con, cột cái lại với nhau và được truyền từ bẩy hậu, kẻ ngồi, kẻ chim trong ngôi nhà.

Bộ phận này được thiết kế đơn giản với các đường cong mềm mại, bên trên được đục chạm hoa lá lật, rồng phượng đem đến sự tinh tế và hài hoà cho căn nhà. Kích thước của cấu kiện được điều chỉnh và cân đối với ngôi nhà gỗ. 

Quá trình chạm khắc kẻ ngồi cần phải căn chỉnh sao cho lỗ ghép vừa khít với các chi tiết khác. Chính vì thế nó yêu cầu người chạm khắc phải có tính thẩm mỹ cao, độ chính xác tuyệt đối trong quá trình thi công.

Kẻ ngồi
Kẻ ngồi

3. Cấu kiện bảy hậu

Trong căn nhà gỗ cổ truyền bảy hậu là tên gọi của những trụ cột chính của căn nhà. Nó không chỉ giúp nâng đỡ mà còn mang ý nghĩa tâm linh và nguyên tắc sống của gia đình. Thông thường cấu kiện này được chạm khắc cực kỳ công phu với các họa tiết độc đáo để tạo sự nổi bật và đặc biệt cho căn nhà. 

Bên cạnh đó, bảy hậu yêu cầu về độ chắc chắn, độ bền và tính chịu lực cao nên ưu tiên sử dụng các loại gỗ có chất lượng tốt nhất. Trong đó, gỗ Lim được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp nâng đỡ ngôi nhà với tuổi thọ lên đến 100 năm hoặc hơn thế nữa.

Bảy hậu
Bảy hậu

Các mẫu đục trên kẻ hiên, bảy hậu và kẻ ngồi

Hoa văn, hoạ tiết trang trí là những nét đặc trưng không thể thiếu đối nhà gỗ cổ truyền, mỗi cấu kiện đều được đục chạm hoa văn với các ý nghĩa khác nhau. Nhà Gỗ Hoàng Phúc sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu qua về một số hoạ tiết trên kẻ hiên, bảy hậu và kẻ ngồi thông dụng nhất hiện nay.

  • Mẫu hoa tứ quý: Tùng - Cúc - Trúc - Mai là mẫu hoa văn thể hiện cho 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nó mang ý nghĩa sự luân chuyển của bốn mùa, sự vận động của thiên nhiên, giúp mang lại may mắn và sự hạnh phúc, thịnh vượng cho gia chủ.

  • Mẫu lá lật (hoa lá tây): Thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển và nhẹ nhàng cho căn nhà. Loại hoa này là đặc trưng của cả 3 vùng miền Bắc- Trung - Nam. Nó xuất hiện trong các công trùng kiến trúc lớn nhỏ, và có cả trong không gian trang trí nội thất truyền thống.

  • Mẫu rồng phượng: Đây là tượng trưng của sự quyền lực, ví thế vững mạnh và sự tài lộc của gia chủ. Các mẫu rồng phượng được chạm khắc tinh xảo, sắc nét thể hiện được khí chất của căn nhà gỗ cổ truyền. Mẫu hoa văn này cũng được chạm khắc trong đồ nội thất của nhiều công trình kiến trúc đồ sộ.

>>> Xem ngay: Tổng hợp các mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền

Nhà Gỗ Hoàng Phúc - Chuyên thi công, đục chạm cấu kiện nhà gỗ cổ truyền

Nhà Gỗ Hoàng Phúc hội tụ hơn 100 nghệ nhân làng nghề gỗ cổ truyền, chăm chỉ, cần mẫn, tỉ mỉ, đem đến các đường nét hoa văn tinh xảo, bắt mắt và hoàn hảo nhất. Hiện tại chúng tôi đang nhận thiết kế, thi công và lắp đặt nhà gỗ cổ truyền trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Hoàng Phúc còn nhận làm các mẫu nhà gỗ kết hợp để ở, nhà gỗ trên tầng 2, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 

Khi lựa chọn làm nhà gỗ tại Hoàng Phúc, quý khách được lựa chọn nhiều loại gỗ khác nhau từ những loại gỗ bình thường cho đến những loại gỗ quý hiếm chúng tôi đều đáp ứng 100%. Quy trình xẻ gỗ được thực hiện chuyên nghiệp bởi máy móc hiện đại, đảm bảo đem đến những cấu kiện hoàn hảo nhất. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu và có ý định xây dựng nhà gỗ cổ truyền hãy liên hệ ngay HOTLINE 0963.118.111 - 0918.65.1989 để được tư vấn chi tiết nhất.

Như vậy bài viết vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và khám phá mẫu kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền. Đây là những cấu kiện quan trọng, được đục chạm những được nét hoa văn tinh xảo nhất.

>>> Xem thêm: Kết cấu nhà gỗ cổ truyền gồm những gì?

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Ưu điểm và nhược điểm của chòi gỗ lục giác

Ưu điểm và nhược điểm của chòi gỗ lục giác

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương: Ưu nhược điểm và ứng dụng
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline