Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 01/08/2024 14 phút đọc

Mái nhà là bộ phận không thể thiếu khi thiết kế nhà gỗ cổ truyền. Nó đóng vai trò che nắng, che mưa và giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông. Hãy cùng Nhà Gỗ Hoàng Phúc đi tìm hiểu về kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền thông qua bài viết dưới đây. Đồng thời tìm hiểu thêm về 2 mẫu mái nhà đang được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Đặc điểm kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền

Mái nhà gỗ cổ truyền được thiết kế từ các cấu kiện hoành, mè, rui, lớp gạch màn và ngói ta nung được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Chính vì thế mà những mẫu mái nhà gỗ luôn bền bỉ theo năm tháng, chống chọi được nắng mưa và gió bão và sự khắc nghiệt của thời tiết. Mỗi bộ phận sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể:

1. Cấu kiện hoành

  • Hoàng chính là bộ phận đỡ mái được đặt nằm ngang theo chiều dọc của căn nhà gỗ cổ truyền, sao cho vuông góc với khung nhà.

  • Hoành sẽ được thiết kế và lắp đặt trải dài theo mãi để đỡ rui mè và được kê lên khi đi qua lỗ mộng.

  • Tuỳ vào từng ngôi nhà mà kích thước của cấu kiện hoành sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các khoảng cách sẽ được tính toán khoa học.

  • Nhiệm vụ của bộ phận này là đỡ mái và truyền tải trọng lượng của mái xuống các vì. Chính vì thế mà loại gỗ được sử dụng yêu cầu cao về độ chắc chắn và bền bỉ.

Cấu kiện hoành

2. Cấu kiện rui

  • Nếu hoành đóng vai trò là dầm chính trong căn nhà gỗ thì rui là các dầm phụ trung gian của mái nhà gỗ cổ truyền. Nó được đặt dọc theo chiều dốc mái và được gối lên các hệ thống hoành.

  • Chiều dài của phần rui sẽ được tính toán và làm theo chiều dài của mái trước và mái sau căn nhà gỗ.

  • Khoảng cách của các rui sẽ được tính toán và làm theo kích thước của ngói màn. Mỗi đơn vị thi công sẽ lắp đặt khoảng cách giữa các rui là khác nhau.

  • Đối với những mẫu nhà gỗ cổ truyền có 2 lớp rui, một lớp sẽ có đục chữ Thọ đan xen với nhau. Khi đứng trong nhà và nhìn lên mái chúng ta sẽ thấy được những đường nét hoa văn chữ Thọ trên các thanh rui.

Cấu kiện rui

3. Cấu kiện mè

  • Mè chính là những dầm phụ có kích thước nhỏ, được đặt ở vị trí vuông góc với rui sao cho song song với hoành. 

  • Khoảng cách giữa các mè rất nhỏ, chỉ đủ để lợp ngói cho mái nhà gỗ cổ truyền.

  • Nhiệm vụ của các thanh mè là liên kết và giữ nhịp cho rui, tạo sữ vững chãi cho mái nhà.

Cấu kiện mè

4. Ngói màn

  • Ngói màn là bộ phận không thể thiếu trong  mái nhà gỗ cổ truyền, nó được thi công trước khi lợp ngói.

  • Gạch mạn sẽ tạo ra một mặt phẳng trên mái giúp cho việc lớp ngói trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

  • Loại gạch màn được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất là đất sét, giúp chống nóng cho ngôi nhà.

5. Ngói ta

  • Ngói ta được nung thủ công truyền thống, được sử dụng trong các mẫu nhà gỗ, nhà cấp 4…

  • Ngói được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, đem đến sự chắc chắn cho căn nhà.

  • Loại ngói này sử dụng thời gian dài ở ngoài trời sẽ mọc rêu xanh nhìn cổ kính và hoài niệm.

>>> Tham khảo ngay:

Diềm mái nhà gỗ cổ truyền

Kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu nhà gỗ cổ truyền

Kiến trúc hoa văn trên mái nhà gỗ cổ truyền

Mái nhà không chỉ ấn tượng ở các cấu kiện liên kết với nhau mà nó còn là những đường nét hoa văn, đục khắc tinh xảo và bắt mắt.

  • Bờ nóc, bờ bảy: Được đắp xi măng tạo thành viên ngang, viền dọc ấn tượng và cực kỳ độc đáo. Đây là phần có tác dụng thoát nước và chống nước mưa thấm vào bên trong căn nhà.

  • Triện góc, đầu lớn: Đây là phần cố định được đắp vẽ các hình con kìm, con rồng, chim phượng cực kỳ bắt mắt.

  • Gạch hoa chanh: Bộ phận này có kích thước nhỏ, tạo hình hoa văn 4 cánh được bố trí bên dưới bờ nóc. Khi đừng nhìn từ xa chúng ta nhận thấy được sự ấn tượng với phần mái có gạch tạo thành đường viền tinh tế cho công trình.

  • Diềm mái: Nó được đặt ở vị trí đầu mái hiên trong căn nhà gỗ cổ truyền. Nó được đục chạm hoa văn hình cánh sen tinh tế, đem đến sự nhẹ nhàng và uyển chuyển cho mái nhà.

TOP 2 mẫu mái nhà phổ biến hiện nay

Tuỳ vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn cho mình mẫu mái nhà cho hợp lý và hợp phong thuỷ. Hiện nay có hai hình thức mái nhà gỗ cổ truyền được ưa chuộng đó là mái đao và mái chảy.

1. Mái chảy

Mái chảy hay còn được gọi là mái dốc, đây là mẫu mái được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó không những đem đến sự sang trọng, bền bỉ mà có thể sử dụng được từ đời này qua đời khác. Với sự đa dạng về mẫu mã và vật liệu thì đây là mẫu mái nhà phù hợp cho số đông gia đình Việt.

Kiến trúc mái chảy được thiết kế đối xứng hai bên với một độ nghiêng lớn nhưng đảm bảo được sự vững chãi phù hợp với mẫu nhà gỗ, nhà cấp 4. Thi công và lắp đặt mái chảy cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.

Nhà gỗ 5 gian mái chảy
Nhà gỗ 5 gian mái chảy

2. Mái đao

Mái đao được lợp bằng ngói ta nung thủ công, có độ dốc nghiêng, bốn mặt mái tiếp giáp với nhau, diềm mái được thiết kế cong vút ở phần cuối. Hình ảnh mái đao được sử dụng rộng rãi trong các nhà thờ họ, đình chùa, từ đường, miếu hay các công trình tôn giáo khác.

Phần đầu của mái đao là toàn tay hoành có hình dạng chữ nhất, được đặt nghiêng trên vì kèo, sát với phần diềm mái. Phía bên trên có gắn thêm mảnh ván hình chữ nhật có vai trò đỡ ngói cho phần mái nhà. Hình ảnh hớt cong của mái đao giống như một lưỡi đao đặc trưng cho một loại vũ khí sắc bén trong chiến tranh.

Nhà gỗ mái đao
Nhà gỗ mái đao

Đơn vị thiết kế mái nhà gỗ cổ truyền số 1 tại Việt Nam

Nhà Gỗ Hoàng Phúc là đơn vị hàng đầu chuyên thiết kế, thi công và lắp đặt nhà gỗ cổ truyền từ Bắc vào Nam. Với những lợi thế của mình, Hoàng Phúc đã hoàn thiện hàng nghìn mẫu nhà gỗ, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng công trình. 

Các thế mạnh mà nhà gỗ Hoàng Phúc đem lại:

  • Chúng tôi luôn có sự cầu toàn, tâm huyết đối với mỗi công trình để hoàn thiện đúng hẹn, chất lượng nhất.

  • Đội ngũ nghệ nhân có xuất thân từ làng nghề truyền thống, có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.

  • Những mẫu hoa văn được Nhà Gỗ Hoàng Phúc chắt lọc, chạm khắc tinh tế, sắc nét, uyển chuyển, được giới chuyên gia đánh giá cao về tính nghệ thuật.

  • Xưởng sản xuất có diện tích lớn, trang bị đầy đủ các loại máy móc công nghệ hiện đại.

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn 24/7 giải đáp mọi thắc mắc, dự toán chi phí xây dựng một cách chính xác nhất.

Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà gỗ cổ truyền hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0963.118.111 - 0918.65.1989 để được tư vấn trực tiếp. Nhà Gỗ Hoàng Phúc luôn tự tin mang đến cho gia chủ những kiểu mái nhà gỗ cổ truyền độc đáo và ấn tượng nhất.

>>> Xem thêm: Kết cấu nhà gỗ cổ truyền gồm những gì?

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Bàn thờ nên làm gỗ gì? Có nên làm bằng gỗ Hương, gỗ Mít không?

Bàn thờ nên làm gỗ gì? Có nên làm bằng gỗ Hương, gỗ Mít không?

Bài viết tiếp theo

Thủy Đình - Kiến trúc độc đáo trên mặt nước

Thủy Đình - Kiến trúc độc đáo trên mặt nước
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline