Thiết kế, thi công nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Xóm 1 Hải Long, Hải Hậu, Nam Định

Xẻ gỗ là gì? Quy trình xẻ gỗ làm nhà gỗ cổ truyền đúng kỹ thuật

Vũ Ngọc Biên Tác giả Vũ Ngọc Biên 18/07/2024 12 phút đọc

Xẻ gỗ là công đoạn quan trọng và không thể thiếu trong các công trình nhà gỗ hay các công trình đồ gỗ khác. Tuy nhiên không phải ai cũng biết xẻ gỗ là gì, quy trình xẻ gỗ đúng kỹ thuật và đúng chuẩn. Hãy cùng Nhà Gỗ Hoàng Phúc đi tìm hiểu về xẻ gỗ thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Giới thiệu xẻ gỗ là gì?

Xẻ gỗ là một kỹ thuật được thực hiện trong quá trình chế biến và gia công gỗ. Việc này giúp các tấm gỗ được chia nhỏ theo các kích cỡ phù hợp để sử dụng trong các lĩnh vực như công trình xây dựng, đồ ngoại thất, đồ gia dụng, đồ nội thất và trang trí nhà cửa. 

Hiện nay có hai hình thức cưa xẻ gỗ chính bao gồm:

  • Cưa xẻ gỗ tạo thành các loại gỗ nguyên liệu: Thao tác này được thực hiện ngay sau khi cây gỗ được khai thác với múc định tạo ra các tấm gỗ có kích thước phù hợp với việc vận chuyển, lưu kho và sẵn sàng cho quy trình gia công sau đó.
  • Cưa xẻ gỗ tạo thành sản phẩm hoàn thiện: Được thực hiện ngay sau khi gỗ nguyên liệu được sấy khô hoặc được tẩm bảo vệ với mục đích tạo ra các sản phẩm gỗ hoàn thiện như tủ, kệ, giường và bàn ghế. Hình thức này sẽ đáp ứng các yêu cầu về hình dáng, kích thước, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Xẻ gỗ là bước đầu tiên để gia công hoặc chế biến gỗ sau này
Xẻ gỗ là bước đầu tiên để gia công hoặc chế biến gỗ sau này

Quy trình xẻ gỗ đúng kỹ thuật

Xẻ gỗ cần được thực hiện theo một quy trình bài bản, đúng kỹ thuật, người thực hiện cần phải nắm rõ cách sử dụng các loại cưa tay, cưa mát, hoặc máy CNC… Sau đây là quy trình xẻ gỗ đúng kỹ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay.

  • Bước 1: Chuẩn bị gỗ

Nguyên liệu gỗ thô cần được tuyển chọn kỹ lượng, đảm bảo được các yếu tố về màu sắc, độ bền và độ cứng. Ngoài ra, khối gỗ thô cần được xử lý và loại bỏ các tạp chất, cành, nhánh và những khuyết điểm nứt gãy để giúp quá trình xẻ gỗ được thực hiện chính xác.

  • Bước 2: Đo đạc và đánh dấu

Sau khi đã lựa chọn được nguồn nguyên liệu chất lượng, chúng ta cần phải tiến hành đo đạc và đánh dấu vào những vị trí cần xẻ gỗ. Việc này sẽ giúp cho các chi tiết gỗ đảm bảo được kích thước, hình dáng phù hợp với các mẫu thiết kế. 

  • Bước 3: Tiến hành cưa xẻ

Thực hiện cưa xẻ gỗ tại các điểm đã đánh dấu, yêu cầu người thợ mộc phải xác định được hướng cắt và điều chỉnh cường độ, kiểm soát thiết bị hoạt động một cách ổn định.

  • Bước 4: Kiểm tra vết cắt

Quy trình xẻ gỗ được hoàn thiện khi các chi tiết gỗ có kích thước và hình dạng như mong muốn. Đồng thời chất lượng của vết cắt phải mịn màng, không trầy xước.

  • Bước 5: Làm sạch bề mặt

Sau khi thực hiện các bước trên cần tiến hành làm sạch bề mặt gỗ bằng cách loại bỏ bụi bẩn, vụn gỗ trong quá trình cưa xẻ. Việc làm này sẽ giúp cho các sản phẩm đồ gỗ có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng phục vụ các công đoạn sấy gỗ và sơn phủ.

Quy trình xẻ gỗ

Các phương pháp xẻ gỗ được dùng phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp cưa xẻ gỗ khác nhau, tùy vào từng đơn vị và kích thước gỗ mà họ lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Cưa xẻ bằng máy cưa đĩa: Đây là phương pháp xẻ gỗ bằng lưỡi cưa tròn, phù hợp cho mọi loại hình thức từ xẻ dọc, xẻ ngang đều được.
  • Cưa xẻ bằng máy cưa xích: Máy cưa xích có lưỡi cưa mảnh và chuyển động lên xuống, rất thích hợp để cắt các tấm gỗ mỏng và độ dày của mặt gỗ đồng đều.
  • Cưa xẻ bằng máy cưa băng: Loại máy này sở hữu lưỡi cưa dạng băng chuyển động, phù hợp cho việc cắt gỗ thành các tấm có độ dày đồng đều.
  • Cưa xẻ bằng máy cưa bàn: Máy cưa bàn thiết kế đầy đủ các thiết bị đặt nguyên liệu, giúp máy ổn định và cắt nhanh chóng. Loại máy này có thể được điều chỉnh để tạo ra các chi tiết gỗ với hình dạng và kích thước khác nhau.

Tuỳ thuộc vào từng loại gỗ, hình dạng và kích thước sản phẩm mà chúng ta áp dụng các phương pháp cưa xẻ gỗ khác nhau.

>>> Xem thêm:

Nên chọn cột gỗ ôm tâm và không ôm tâm khi làm nhà gỗ?

Làm nhà gỗ cổ truyền bằng gỗ mít có tốt không?

Gỗ gụ là gỗ gì? Đặc điểm và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Ứng dụng của xẻ gỗ trong cuộc sống

Áp dụng đúng quy trình cưa xẻ gỗ đúng kỹ thuật sẽ đem đến những miếng gỗ chuẩn kích thước, ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm:

  • Ngành sản xuất gỗ: Sau công đoạn xẻ gỗ chúng ta sẽ có được các phôi gỗ với kích thước và hình dạng phù hợp, áp dụng cho các quy trình gia công tiếp theo như khoan lỗ, xử lý bề mặt, sơn phủ hoặc ghép nối nhằm hoàn thiện sản phẩm.
  • Ngành xây dựng: Trong lĩnh vực xây dựng gỗ sau khi cắt xẻ sẽ được làm cột, kèo, xà, hoặc ván sàn. Công đoạn cưa xẻ sẽ giúp các thanh gỗ có kích thước và phù hợp với các công trình nhà ở, trường tiểu học hoặc bệnh viện. 
  • Ngành nội thất: Gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất ra các đồ dùng như bàn ghế, tủ giường với các nguyên liệu có kích thước phù hợp.
  • Ngành mỹ nghệ: Bên cạnh những ứng dụng tuyệt vời trên, quy trình xẻ gỗ còn góp phần tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như tranh gỗ, đồ chơi, tượng gỗ…
  • Dựng nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ Hoàng Phúc xẻ gỗ để làm nguyên liệu cho công trình nhà gỗ 3 gian tại Hải Dương

xe-go-1
xe-go-2
xe-go-3
xe-go-4

Tại Nhà Gỗ Hoàng Phúc, quy trình cắt xẻ gỗ được thực hiện bởi các nghệ nhân làm gỗ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại, cho ra các phôi gỗ chuẩn kích thước để làm lên các cấu kiện nhà gỗ cổ truyền. Nếu quý khách có nhu cầu xây dựng nhà gỗ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua số điện thoại 0963.118.111 - 0918.65.1989.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình xẻ gỗ để ứng dụng trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc và câu hỏi cần tư vấn hãy để lại dưới comment bài viết nhé.

Vũ Ngọc Biên
Tác giả Vũ Ngọc Biên Co-Founder & CEO Nhà gỗ Hoàng Phúc
Nghệ nhân, KTS Vũ Ngọc Biên là người chịu trách nhiệm chính cho những dự án tư vấn, thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền của Nhà gỗ Hoàng Phúc
Bài viết trước Kiến trúc nhà tứ hợp viện hiện đại ở Việt Nam

Kiến trúc nhà tứ hợp viện hiện đại ở Việt Nam

Bài viết tiếp theo

So sánh gỗ bách xanh và Ngọc Am: Đâu là lựa chọn phù hợp?

So sánh gỗ bách xanh và Ngọc Am: Đâu là lựa chọn phù hợp?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline